
Làm sao để trở thành giám sát bán hàng giỏi
Giám sát bán hàng là vị trí đòi hỏi nhân sự cần có nhiều kinh nghiệm chuyên môn cũng như có nhiều kinh nghiệm để có thể quản lý, điều hành, xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp. Để trở thành một giám sát bán hàng giỏi bạn khả năng quan sát tốt, xử lý được các vấn đề xảy ra trong bộ phận bán hàng sao cho hiệu quả. Để các sự việc liên quan không gây thiệt hại quá nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty cũng như khách hàng.
Giải thích về giám sát bán hàng là gì?
Giám sát bán hàng hay được biết đến là vị trí quản lý bộ phận bán hàng, giám sát công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của giám sát bán hàng là lập kế hoạch kinh doanh, triển khai và giám sát quy trình bán hàng. Giám sát bán hàng cần phải đảm bảo các chỉ tiêu trong kế hoạch kinh doanh được đưa ra, đẩy mạnh độ phủ và hiệu quả công việc của đội ngũ nhân viên bán hàng.
Vai trò của giám sát bán hàng trong hệ thống kênh phân phối
Nhiệm vụ của giám sát bán hàng là giúp cho doanh nghiệp có thể phát huy được những lợi thế cạnh tranh và gia tăng doanh số bán hàng.
Xu hướng toàn cầu hóa cũng như sức ép của thị trường khiến cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị phần. Nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ rất nhiều chi phí marketing, quảng cáo rầm rộ để nâng cao khả năng tiếp cận khách hàng cũng như tăng độ nhận diện của thương hiệu trên thị trường.
Vậy nên các giám sát bán hàng phải là những người có sự am hiểu sâu rộng để nắm bắt được những thông tin thị trường. Giám sát bán hàng cũng phải nắm bắt được tâm lý khách hàng để dẫn dắt đội ngũ nhân viên bán hàng. Từ đó, tận dụng nguồn lực kết hợp với tư duy sáng tạo để lên kế hoạch triển khai các mục tiêu chiến lược.
Mô tả chi tiết công việc của giám sát bán hàng
Vậy chi tiết công việc của các giám sát bán hàng là gì?
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai
Việc xây dựng chiến lược kinh doanh trong thời gian ngắn và dài hạn là công việc chính mà giám sát bán hàng cần phải thực hiện. Giám sát bán hàng cần phải lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với mục tiêu và sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.. Kế hoạch kinh doanh cần có sự liên kết với các kênh phân phối, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng và các hoạt động của đối thủ cạnh tranh,…
Đảm bảo hàng tồn trong kho đủ để cung ứng và trưng bày
Số lượng hàng tồn cần phải được các sale supervisor cập nhật hàng ngày để chủ động điều phối hàng trong kho và có những biện pháp thúc đẩy bán các sản phẩm tồn đọng.
Đảm bảo doanh số đã được doanh nghiệp đặt ra
Toàn bộ chỉ tiêu doanh số bán hàng do doanh nghiệp đề ra giám sát bán hàng cần phải thực hiện được. Vậy nên, hàng ngày công việc của giám sát bán hàng phải đốc thúc nhân viên để đạt mục tiêu doanh số tuần, tháng hoặc quý, năm. Kế hoạch KPI cần phải đặt ra hàng tuần nhằm nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu những rủi ro trong quá trình bán hàng.
Phần mềm DMS quản lý cần thiết thế nào trong việc điều hành các doanh nghiệp
Phương pháp quản lý sản xuất và phân phối dùng phần mềm DMS cực hiệu quả
Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng
Đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng là công việc mà giám sát bán hàng cần phải thực hiện. Một đội ngũ nhân viên bán hàng giỏi đều phải nhờ đến sự hỗ trợ rất lớn từ giám sát bán hàng. Không những thế, giám sát bán hàng cần phải tổ chức, xây dựng, phân chia đội nhóm bán hàng để giúp tăng hiệu quả KPI đặt ra cho nhân viên bán hàng.
Thiết lập, duy trì quan hệ với khách hàng
Cuối cùng các Sale Supervisor cần phải thiết lập mối quan hệ với khách hàng mới, duy trì mối quan hệ với các khách hàng lâu dài để đảm bảo hàng hóa luôn được cung cấp với các đối tượng khách hàng lâu năm. Giúp tăng số lượng khách hàng thân thiết trong tệp khách hàng của doanh nghiệp.
Chân dung một người giám sát tài năng cần có gì?
Để trở thành một người giám sát tài năng bạn cần phải trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức như thế nào?
Cần phải xác định rõ nhiệm vụ cần làm trong chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp. Nắm vững nghiệp vụ và có cái nhìn tổng quan để có thể tự mình đánh giá kết quả công việc
Không ngừng nỗ lực nâng cao các kiến thức chuyên môn cũng như trau dồi học hỏi thêm những kỹ năng quản lý.
Hòa đồng, thân thiện và hoàn thiện bản thân thông qua môi trường làm việc.
Xây dựng và củng cố đội ngũ nhân viên bán hàng. Luôn động viên các nhân viên bán hàng để xây dựng tinh thần làm việc đồng đội. Truyền đạt những kinh nghiệm nghề nghiệp để nâng cao năng lực cho nhân viên..
Winmap Coach – Khóa huấn luyện phát triển kênh phân phối đầu tiên tại Việt Nam
– Địa chỉ: Số 88 Tô Vĩnh Diện, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội
– Email: winmap.coach@gmail.com
– Điện thoại : 098.443.9488
Xem thêm: CPI marketing là gì? Điểm thuận lợi, bất lợi của CPI
